Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Bác sĩ hé lộ 5+ nguyên nhân đi cầu ra máu khiến bạn giật mình

Đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh rất khó chữa trị như: trĩ, ung thư đại tràng, loét dạ dày… Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân đi cầu ra máu cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân đi cầu ra máu

f:id:Duocphamtambinh:20201210180221j:plain

Theo các chuyên gia, đi cầu ra máu có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ. Nguyên nhân vô cùng đa dạng, có thể do các bệnh lý về đại tràng, trực tràng, tiêu hóa… Cụ thể:

1.1 Do bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Dấu hiệu đặc trưng đó là máu có màu đỏ tươi, bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Một số trường hợp còn chảy máu khi ngồi xổm hoặc khi có tác động lên mao mạch vùng hậu môn. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy ngứa, đau rát hậu môn…

1.2 Do táo bón

Người bị táo bón rất khó đại tiện do phân khô cứng và khuôn phân to gây nứt kẽ hậu môn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát, nhất là khi đi cầu và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn so với bệnh trĩ.

1.3 Polyp trực tràng

Đây là tình trạng khối u lồi vào trực tràng do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Lúc này, máu thường phủ ngoài mặt phân chứkhông trộn lẫn. Nếu không được điều trị kịp thời, các khối polyp sẽ phát triển thành ung thư trực tràng.

1.4 Viêm đại trực tràng

Bệnh nhân khi đi cầu thấy xuất hiện máu lẫn chất nhầy. Kèm theo đó là hiện tượng mót rặn, đi ngoài, sốt… Bệnh có thể gây biến chứng nguyhiểm như: hẹp đại tràng, ung thư đại tràng…

1.5 Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… cũng gây đi cầu ra máu, biểu hiện thường là đại tiện ra phân đen với mùi đặc trưng.

Như vậy, đi cầu ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm ở hậu môn và trực tràng, đại tràng. Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Phương pháp điều trị đi cầu ra máu hiệu quả

2.1 Tây y

Thuốc tây có công dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau, do đó, giúp giảm nhanh triệu chứng đi cầu ra máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng nhằm kích thích quá trình co bóp của ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Tuynhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng và ngừng thuốc giữa chừng.

2.2 Đông y

Bài thuốc 1:

Rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho cho máy xay sinh tố cùng với ít muối. Lọc qua rây lấy nước và uống trước khi ăn một giờ.Thực hiện sau 3 ngày, hiện tượng đại tiện ra máu sẽ giảm dần.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới, Chỉ xác mỗi loại 45g.

Thực hiện: Sấy khô các nguyên liệu trên rồi tán bột và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần lấy 6g bột pha với nước cơm, triệu chứng đi cầu ra máu sẽ giảm.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Vậy đi cầu ra máu nên ăn gì?

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ (khoai lang, củ cải, diếp cá,cà rốt, mồng tơi…), trái cây (cam, bưởi, mận, kiwi…) giúp cơ thể thanh nhiệt,giải độc, tăng cường sức đề kháng, tốt cho người bị rách niêm mạc, chảy máu trực tràng, hậu môn.

Đồng thời, nên hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm cay, nóng…, tuyệt đối tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hình thành một vài thói quen tốt như:

  • Đi cầu hằng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn quá mạnh. Dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
  • Rèn luyện thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết nguyên nhân đi cầu ra máu cũng như các giảm thiểu tình trạng này. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh hằng ngày là giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Xem đầy đủ:

Mối liên hệ giữa cao huyết áp và bệnh gút

Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế trong nước phát triển thì số người bị mắc bệnh gút càng tăng cao, chiếm tới 10-15% trong số các bệnh nhân mắc các bệnh về khớp điều trị tại bệnh viện.

f:id:Duocphamtambinh:20201211134225j:plain

Bệnh gout được ví von là căn bệnh của nhà giàu do lối sống dư thừa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa chữa bệnh gút và tăng huyết áp. Nguyên nhân của bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng chỉ số acid uric trong máu (acid uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được thải ra ngoài qua đường tiểu). Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và thải trừ acid uric luôn cân bằng.

Mối liên hệ giữa bệnh gút và tăng huyết áp

Bệnh gút thường đi kèm với béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa lipid, trong đó tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ đi kèm cao nhất. Diễn biến bệnh gút kéo dài là yếu tố thuận lợi để khởi phát tăng huyết áp và ngược lại tình trạng tăng huyết áp ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh lý gút.

Điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân gút có những đặc điểm khác so với các đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp khác. Người ta nhận thấy nồng độ acid uric máu của bệnh nhân tăng huyết áp thường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và tăng acid uric mang tính độc lập dù có hay không có suy thận và sử dụng thuốc lợi tiểu. Nghiên cứu cũng cho thấy chất Noradrenalin Angiotensin II (là chất sinh học làm tăng huyết áp) có vai trò trong việc làm tăng acid uric máu thông qua cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận. Tỉ lệ tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị và có 25 – 50 % bệnh nhân gút có kèm theo tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì.

➡️ Nguồn tham khảo: