Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Cẩn trọng với cơn đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Nhiều người thừa nhận mình gặp phiền toái khi cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài, nhưng lại chưa biết đó là biểu hiện của bệnh gì? Đừng chủ quan! Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn do đâu?

Thông thường, sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa được dồn máu để tiêu hóa thức ăn. Lúc này nhu động ruột tăng lên khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, tạo cảm giác đau bụng, muốn đi đại tiện.

Nếu đi ngoài sau khi ăn với hình dạng phân bình thường (không lỏng, nát, cứng rắn), tần suất đại tiện 1-2 lần trong ngày thì không cần quá lo lắng. Bởi đây được coi là nhịp sinh học do chính cơ thể tạo ra.

Tuy nhiên nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo kết cấu phân không ổn định, có thể táo bón hoặc tiêu chảy, kèm theo những cơn đau bụng quặn thắt,… thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị.

f:id:Duocphamtambinh:20210713155050j:plain

Bệnh lý gây tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài

Đau bụng tiêu chảy sau khi ăn là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý như sau:

Hội chứng ruột kích thích: Đây là bệnh lý điển hình gây đau bụng tiêu chảy sau khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của đại tràng. Người bệnh thường cảm thấy đau quặn, nổi cục cứng ở bụng. Khi bị kích thích bởi một số tác nhân như stress, căng thẳng lo lắng, đồ ăn lạ,… sẽ gây ra tình trạng đau bụng và muốn đi ngoài ngay.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng ăn xong là muốn đi ngoài, phân lỏng, nát hoặc phân sống.

Viêm đại tràng: Bệnh gây nên các viêm nhiễm, tổn thương tại niêm mạc đại tràng theo nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, đồ uống có cồn. phân thường nát và không thành khuôn.

Ngoài ra, đau bụng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể do chế độ ăn uống kém vệ sinh; thức ăn bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng; người bệnh dị ứng thực phẩm,...

Nếu tần suất đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, có những dấu hiệu bất thường như phân lẫn máu, chất nhầy hoặc đau bụng dữ dội sau khi ăn, mót đi ngoài, cảm giác đi ngoài chưa hết phân, tâm lý bồn chồn, lo sợ,… bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Giải pháp khắc phục tình trạng ăn vào đau bụng đi ngoài

Trong trường hợp đau bụng đi ngoài do bệnh lý, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, việc dùng thuốc điều trị phải dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh đang gặp phải. Các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy,  kháng sinh để phòng chống nhiễm nấm, ký sinh trùng, loạn khuẩn,…

Ăn uống khoa học

Phải cân đối giữa đường, đạm, mỡ, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Phải bổ sung thành phần còn thiếu trong chế độ ăn uống như rau xanh và nước. Trong đó, lượng nước mỗi ngày cần ít nhất từ 1,5 - 2 lít, lượng rau xanh khoảng 400g mới đủ để hệ tiêu hóa vận động tốt nhất.

Hạn chế uống rượu bia

Bia rượu khi vào cơ thế sẽ kích thích đại tràng, ức chế sự bài tiết của các enzyme, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn nhu động ruột. Cồn trong bia rượu khiến các chất độc hại dễ dàng thâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa. Người uống nhiều bia rượu thường bị đau quặn bụng, đi ngoài ngay sau khi ăn thức ăn lạ, ợ hơi, ợ chua, nôn.

Tránh đồ uống có ga và nước ngọt

Các loại đồ uống chứa ga sẽ càng khiến cho hệ tiêu hóa càng thêm khó chịu. Bên cạnh đó, Fructose - thành phần chính trong các loại nước ngọt có thể tạo ra khí gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp: nên ngủ trước 23h, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/can-trong-voi-con-dau-bung-di-ngoai-sau-khi-an-a506847.html

Xem thêm: