Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Viêm khớp dạng thấp: Hiểu đúng bệnh – Trị đúng cách

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân bệnh là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được Ths. Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp trong bài viết dưới đây.

f:id:Duocphamtambinh:20201221123103j:plain

1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Sách Bệnh học nội khoa định nghĩa: “Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh viêm xảy ra ở nhiều khớp, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh có diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính hoặc biến dạng các khớp.”

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công. Hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhận diện và loại bỏ các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng lại tấn công nhầm vào các khớp xương, dẫn đến hệ quả là các khớp xương bị viêm nhiễm, sưng, đau và xơ cứng.

Một số yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch, làm khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

2.1. Yếu tố bệnh lý

– Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên mắc viêm khớp dạng thấp thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

– Hệ thống miễn dịch: Có đến 70% người mắc bệnh đều có hệ miễn dịch kém

– Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus gây bệnh như epstein- barr virus, pravo virus.

– Có tiền sử chấn thương ở tay chân như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng.

2.2. Yếu tố sinh

– Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần nam giới

– Người tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi

– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh

– Thừa cân, béo phì.

3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), bệnh nhân có thể được chẩn đoán là mắc viêm khớp dạng thấp khi có từ 4/7 triệu chứng sau (biểu hiện trong khoảng 6 tuần đầu của bệnh):

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
  • Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số các khớp sau: khớp ngón bàn tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp ngón chân.
  • Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay
  • Sưng khớp đối xứng
  • Có hạt dưới da
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính
  • Hình ảnh X quang điển hình chụp tại vị trí khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, mỗi giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn sớm: Viêm màng khớp dẫn tới sưng và đau tại các khớp.
  • Giai đoạn giữa: Có sự gia tăng tác động viêm, sụn khớp bắt đầu bị tổn thương và dẫn tới bào mòn sụn khớp.
  • Giai đoạn nặng: Sụn khớp bị xói mòn nhiều, đầu khớp xương không còn được bảo vệ mà lộ ra. Khi người bệnh vận động, các đầu khớp xương sẽ va vào nhau, gây đau đớn, sưng tấy, khó khăn vận động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ…
  • Giai đoạn cuối: Quá trình viêm giảm đi, hình thành các mô xơ và xương chùng, dẫn tới ngừng chức năng khớp

4. Biến chứng của Viêm khớp dạng thấp

Khiến người bệnh đi lại khó khăn, kém linh hoạt trong vận động như: mặc quần áo, cầm nắm đồ, đánh máy…

  • Phá hủy sụn khớp, dẫn tới biến dạng khớp, tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Thậm chí có thể tàn phế, mất khả năng lao động.
  • Gây tổn thương đến các cơ quan khác như: da, mắt, phổi, tim và mạch máu…

Như vậy, đây là bệnh có diễn biến khá phức tạp, hậu quả để lại nặng nề cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

5. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, các chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh, duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh.

f:id:Duocphamtambinh:20201221125247j:plain

5.1. Thuốc Tây

Thuốc Tây y cần được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh.

NSAID: Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và giảm viêm.

  • Một số biệt dược: ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve).
  • Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng dạ dày, vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.

Steroid: Thuốc làm giảm viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp.

  • Một số biệt dược: prednison.
  • Tác dụng phụ: loãng xương, tăng cân hoặc tiểu đường.

DMARDs: Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh, có tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, cứu các khớp và các mô khỏi tổn thương vĩnh viễn.

  • Một số biệt dược: methotrexate (Trexall, Otrexup,…), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
  • Tác dụng phụ: có thể gặp phải biến chứng tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.

Thuốc sinh học: Là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, còn được gọi là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T, đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, đã đạt được nhiều thành công với ca bệnh khó.

Thường khi kê các loại thuốc tây, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12… để giảm nhẹ tác dụng phụ (nếu có).

5.2. Phẫu thuật

Trường hợp thuốc tây không đáp ứng trong điều trị hoặc không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi:

Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Có thể thực hiện tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.

  • Phẫu thuật sửa chữa gân:

Theo thời gian, các viêm và tổn thương ở khớp có thể làm cho gân quanh khớp bị vỡ ra, cần được phẫu thuật.

  • Phẫu thuật chỉnh trục:

Giúp điều chỉnh khớp và giảm đau.

  • Thay toàn bộ khớp:

Là phương pháp loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên:

– Tập luyện, vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ

– Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng

– Sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ.

Rủi ro: Phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, hoặc có thể bị liệt hoàn toàn. Do đó, các bác sĩ rất hạn chế sử dụng phương án này. Việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp nặng, mất hết khả năng vận động và không còn phương án nào khác.

Hy vọng bài viết phía trên phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh, đừng ngần ngại chat ngay với chuyên gia để được tư vấn.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Nguồn: