Mỡ máu cao là căn bệnh “giết người thầm lặng”, tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không ít người có tâm lý chủ quan và cho rằng “máu nhiễm mỡ chẳng khác gì bệnh thông thường”.
Vì sao người bệnh mỡ máu cao thường có tâm lý chủ quan?
Theo khảo sát của Hội tim mạch Việt Nam, 29% dân số nước ta mắc bệnh mỡ máu cao (tỷ lệ người thành thị mắc bệnh chiếm 44,3%), tức là cứ 3 người thì có 1 người bị mỡ máu… Không những thế, số người bị bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh có tâm lý “thấy đau mới mau đi chữa”, còn trước đó, khi mới xuất hiện triệu chứng ban đầu thì lại chủ quan. Số khác, dù xét nghiệm mỡ máu, biết mình vượt ngưỡng “báo động đỏ” nhưng vẫn không nghiêm túc điều trị bệnh.
Nguyên nhân của tâm lý chủ quan xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất, bệnh máu nhiễm mỡ tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên ít ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, nhiều người có suy nghĩ máu nhiễm mỡ không phải là căn bệnh nguy hiểm.
Thứ hai, hầu hết người bệnh không hiểu rõ hoặc thiếu kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh. Họ không hề hay biết mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra các biến chứng: đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim... Thêm nữa, có rất nhiều người còn có suy nghĩ chủ quan “chỉ có người mập, người béo phì mới bị mỡ máu”.
Hậu quả khôn lường từ chủ quan
Tuy bệnh mỡ máu không gây tử vong trực tiếp cho người bệnh nhưng các biến chứng: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ… mà căn bệnh này mang lại không hề thua kém các bệnh lý nguy hiểm chết người.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao gây ra. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời.
Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam), bệnh mỡ máu cao sẽ làm cho hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng, lắng đọng ở bề mặt nội mô tạo nên những mảng xơ vữa hoặc hình thành cục máu đông. Mảng xơ vữa này làm hẹp thành mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim. Trường hợp các mảng xơ vữa di chuyển hoặc hình thành ở mạch máu não sẽ gây tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Thêm nữa, tình trạng mỡ máu tăng cao còn là nguyên nhân dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ. Khi lượng chất béo được tạo ra quá nhiều, không thể chuyển hóa đủ nhanh và lượng mỡ dư thừa đó sẽ được lưu trữ lại trong gan. Nếu tỷ lệ mỡ tại gan nhiều hơn 5% trọng lượng của gan thì sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, tổn thương tế bào gan.
Ngoài ra, bệnh mỡ máu cao còn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như: tiểu đường, viêm tụy… ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, phương pháp điều trị mỡ máu cao phổ biến là sử dụng thuốc tây, thường gặp nhất là nhóm statin. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tân dược khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như: yếu cơ, ảnh hưởng đến tế bào gan, nổi mề đay, táo bón, tăng huyết áp…Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích người bệnh hướng tới lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả lâu dài.
NGUỒN THAM KHẢO: