Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh lý phổ biến về đường ruột. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

f:id:Duocphamtambinh:20201210121514j:plain

Theo sống khỏe 247, hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, có nhiều yếu tố thúc đẩy như: chế độ ăn uống không đảm bảo, nhiễm khuẩn đường ruột, bất ổn tâm lý… Lúc này, người bệnh có biểu hiện đặc trưng như: đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,  phân không thành khuôn…

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

2.1 Đau bụng

Đây là triệu chứng phổ biến, đóng vai trò quyết định chính trong việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Thông thường, ruột và não làm việc cùng nhau để kiểm soát tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và tín hiệu của vi khuẩn sống trong ruột phát ra.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, những dấu hiệu này khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau, thường xảy ra ở bụng dưới.

2.2 Tiêu chảy

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính:

  1. IBS tiêu chảy chiếm ưu thế
  2. IBS táo bón chiếm ưu thế
  3. IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón
  4. IBS không tiêu chảy không táo bón

Trong đó, nhóm 1 chiếm khoảng 1/3 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu đã chỉ ra, những trường hợp IBS tiêu chảy chiếm ưu thế trung bình mỗi tuần đi tiêu 12 lần, gấp 2 lần so với người bình thường.

Ở bệnh nhân mắc viêm ruột kích thích, việc vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn. Điều này gây căng thẳng nghiêm trọng, khiến cho bệnh nhân lo lắng về việc tiêu chảy đột ngột.

2.3 Táo bón

Một sự thật bất ngờ là nhóm IBS táo bón chiếm ưu thế là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 50% số người mắc bệnh.

Sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân. Lúc này, ruột hấp thụ nhiều nước từ phân dẫn đến khó tiêu.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên dành nhiều thời gian tập thể dục, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm chứa chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.4 Táo bón và tiêu chảy luân phiên

Triệu chứng vừa tiêu chảy vừa táo bón chiếm khoảng 20% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Các dấu hiệu này liên quan tới chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.

f:id:Duocphamtambinh:20201210164119j:plain

Trường hợp này có xu hướng nghiêm trọng hơn những nhóm hội chứng ruột kích thích khác. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải theo dõi và điều trị sát sao hơn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2.5 Thay đổi nhu động ruột

Tình trạng phân di chuyển chậm trong ruột thường khiến cho chúng bị khô, cứng do ruột đã hấp thụ một phần nước làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón. Ngược lại, sự di chuyển nhanh của phân cũng khiến cho ruột ít hấp thụ nước dẫn đến tình trạng phân lỏng, gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Nếu bạn đi cầu ra máu, máu lẫn trong phân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác. Máu trong phân có thể mang màu đỏ hoặc đen. Khi đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

2.6 Đầy hơi

Hội chứng ruột kích thích dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột. Điều này khiến bạn bị chướng hơi, đầy bụng là chuyện đương nhiên.

Trong một nghiên cứu mới đây, 83% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích cho biết bản thân họ bị đầy hơi và đau bụng. Cả hai triệu chứng này đều phổ biến ở phụ nữ và nhóm IBS táo bón chiếm ưu thế hoặc IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón. Nếu bị đầy hơi do hội chứng ruột kích thích, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm chứa lactose để giảm hiện tượng khó chịu.

2.7 Mệt mỏi và khó ngủ

Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích đều cảm thấy mệt mỏi. Trong một nghiên cứu, khoảng 160 người trưởng thành được chẩn đoán IBS cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy đuối sức trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, bệnh hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ như: chứng mất ngủ, thức giấc thường xuyên, không tỉnh táo vào mỗi buổi sáng… Đặc biệt, các triệu chứng thêm trầm trọng nếu ngủ không đủ giấc.

Vậy, hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ biến chứng thành mạn tính, dẫn đến bệnh trĩ, sa trực tràng, ung thư đại tràng… Ngoài ra, người bệnh thường sống trong tâm lý rối loạn, luôn lo lắng, chán nản dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng.

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

f:id:Duocphamtambinh:20200714114611p:plain

Thực phẩm là nguyên nhân gây ruột kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện còn nhiều tranh cãi và chưa thật sự hiểu rõ cơ chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố sau có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh.

3.1 Rối loạn nhu động ống tiêu hóa

Tại các đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự co bóp này đều dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy, táo bón…

Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm. Trường hợp quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra, nếu bạn ăn vội vàng hoặc quá nhiều thức ăn cũng dẫn đến rối loạn nhu động ruột.

3.2 Tính nhạy cảm của ruột

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích.

Các chuyên gia cho rằng, những người bị hội chứng ruột kích thích có thể nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.

3.3 Do thực phẩm

Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với thức ăn ở mỗi người là khác nhau. Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.

Do đó, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tinh thần sảng khoải, giảm stress góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

3.4 Do yếu tố tâm lý

Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới dạ dày và có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Hầu hết những người mắc bệnh này đều thấy triệu chứng nặng hơn và tái diễn thường xuyên khi căng thẳng, áp lực. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, nếu mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm ruột… cũng có thể gây ra bệnh  ruột kích thích.

4. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Khi xuất hiện các triệu chứng ruột kích thích, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.1 Sử dụng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc: giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi, thuốc an thần…

  • Ở bệnh nhân bị táo bón: sử dụng thuốc chống táo bón kết hợp với bổ sung chất xơ làm mềm khối phân, giúp đi tiêu tốt hơn.
  • Đối với người đi ngoài lỏng sẽ điều trị bằng thuốc cầm tiêu chảy.
  • Trường hợp đau bụng thường xuyên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống co thắt đường ruột.

Các loại thuốc trên giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng: gan, thận, dạ dày... Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng tân dược và cần trao đổi với bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ để đổi thuốc phù hợp.

4.2 Áp dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Sử dụng các loại thảo dược lành tính là phương pháp chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều bệnh nhân thực hiện. Một số bài thuốc nam được áp dụng phổ biến như:

Cây lược vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng giàu chất kích thích sinh học, có tác dụng an thần, giảm đau, giảm co thắt, chữa lành các vết loét nhanh chóng.

Để điều trị hội chứng ruột kích thích, cách đơn giản là nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày 3 lần. Hoặc cắt nhỏ lá lược vàng cho vào bình thủy tinh, đổ 1 lít nước sôi hãm trong 12 tiếng. Uống nhiều lần trong ngày.

Hoa chuối

Theo India Times, hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có thể sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do axit. Thành phần chất xơ trong hoa chuối có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Người bệnh có thể áp dụng cách chữa hội chứng ruột kích thích, ăn không tiêu, đầy hơi theo hai cách:

  • Dùng hoa chuối, sắc lấy nước, để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng.
  • 10g hoa chuối, 30g gạo, nấu với 1 quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.

Củ riềng

Riềng có công dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng tỳ thổ, giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Cách 1: Chuẩn bị 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp với 6g gừng khô. Đem đun sôi kỹ lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

Cách 2: 20g riềng tươi, 20g lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày, thay cho nước lọc.

Tóm tắt

Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã nắm được thông tin về căn bệnh hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng Đại tràng Tâm Bình theo đúng hướng dẫn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

➡️ Tham khảo nguồn: