Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Sum vầy cuối năm không lo đầy bụng, khó tiêu nhờ “bí quyết” này

Càng gần những ngày giáp Tết, khi năm mới Tân Sửu đang cận kề, nhu cầu ăn uống, tổng kết, liên hoan cũng tăng mạnh. Những bữa tiệc triền miên nhiều chất béo, ít rau xanh quả chín, cộng thêm việc sử dụng rượu bia khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu “đeo bám” thường xuyên. Những biểu hiện này cảnh báo hệ tiêu hóa đang bị quá tải do bổ sung lượng lớn thức ăn một cách bừa bãi.

Đầy bụng, khó tiêu vì tiệc Tất niên triền miên

Theo TTƯT.Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam), việc mất cân đối trong ăn uống như nạp nhiều thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi khiến tiêu hóa chậm chạp dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Một số thực phẩm điển hình gây nên tình trạng này có thể kể đến như thức ăn giàu tinh bột, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cồn, gia vị cay nóng…

Vào dịp cuối năm, việc các thực phẩm này xuất hiện trên bàn tiệc với tần suất dày đặc, khi kết hợp cùng các chất kích thích có trong rượu bia sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa . Đó cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến đầy bụng, khó tiêu trở thành tình trạng phổ biến hơn trong khoảng thời gian này.

Đầy bụng, ăn không tiêu có thể xuất hiện từng đợt hoặc thường xuyên với những triệu chứng điển hình như: bao tử co thắt bất thường kèm theo nóng bụng, ợ hơi, xì hơi liên tục; bụng đau âm ỉ,… Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh ăn không ngon, mất cảm giác thèm ăn. Đặc biệt hệ quả lớn nhất phải kể đến là chứng rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này có thể tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu để lâu có thể biến chứng thành các bệnh đường ruột nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,…

f:id:Duocphamtambinh:20210122154700j:plain

3 việc NÊN làm giúp bụng dạ vui khỏe đón Tết “An Khang”

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để đón một cái Tết “trọn vị”, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu vào những ngày cuối năm, chúng ta NÊN chú ý 3 việc như sau:

Nên ăn uống khoa học: Phải cân đối giữa đường, đạm, mỡ, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Phải bổ sung thành phần còn thiếu trong chế độ ăn uống như rau xanh và nước. Trong đó, lượng nước mỗi ngày cần ít nhất từ 1,5 - 2 lít, lượng rau xanh khoảng 400g mới đủ để hệ tiêu hóa vận động tốt nhất.

Nên “uống có chừng, dừng đúng lúc”: Việc hạn chế rượu bia là vô cùng cần thiết không chỉ để bảo vệ tiêu hóa mà còn giữ an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông trong những ngày giáp tết. Trong trường hợp không thể “nói không” với loại đồ uống này, bác sĩ đưa ra một vài lời khuyên như: ăn nhẹ trước khi uống rượu bia, uống thêm nước lọc trong và sau khi khi sử dụng đồ uống có cồn. Điều quan trọng hãy đưa ra cho mình một giới hạn và tuân thủ theo giới hạn đó.

Nên dự trữ sẵn thuốc “phòng thân”: Ngoài đầy bụng, ăn không tiêu, bạn cũng có thể gặp rất nhiều triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khác bất kỳ lúc nào. Do đó, hãy luôn dự trữ sẵn các loại thuốc không kê đơn hỗ trợ tiêu hóa như: thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa, nước điện giải… để sử dụng khi cần.

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo trong những trường hợp đầy bụng, khó tiêu kéo dài hoặc các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài thuốc cổ phương cải thiện đầy bụng, khó tiêu

Trong Đông y, chứng đầy bụng, khó tiêu chủ yếu là do tỳ vị vận hóa không tốt làm thức ăn bị ứ trệ không tiêu hóa được. Để cải thiện tình trạng này, các đại phu thời xưa đã sử dụng bài thuốc Tứ quân Tử thang với công dụng kiện tỳ, ích khí, dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Đây là bài thuốc kinh điển có từ đời nhà Tống với 4 vị thảo dược là Bạch truật, Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo. Trong đó, Nhân sâm (có thể thay thế bằng Đảng sâm) giúp đại bổ nguyên khí, hỗ trợ thúc đẩy chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Các vị thảo dược còn lại có tác dụng kiện tỳ vị, tăng hấp thu chất dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Tứ quân Tử thang nằm trong danh mục “bổ ích chi tễ” của Đông y, là tiền đề cho nhiều bài thuốc nổi tiếng về sau.

➡️ Nguồn:

Đừng chủ quan với sai lầm trong điều trị gout dựa trên nồng độ axit uric máu

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout chiếm 1% dân số vào năm 2014 và ngày càng gia tăng, trong đó có 75% người bệnh nằm trong độ tuổi lao động. Một trong những “mầm mống” của cơn đau dữ dội do gout là tăng axit uric máu. Tuy nhiên những sai lầm trong điều trị bệnh gout dựa vào nồng độ axit uric máu khiến bệnh khó chữa trị và người bệnh phải đối mặt với hậu quả khôn lường.

f:id:Duocphamtambinh:20201221140243j:plain

Chỉ điều trị khi bệnh trở nặng - “Mất bò mới lo làm chuồng”

Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam), axit uric máu tăng cao khi nồng độ vượt 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ. Axit uric máu tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gout với nhiều triệu chứng đặc trưng. Đó có thể là các cơn gout cấp xuất hiện sau một bữa ăn nhiều đạm hoặc uống nhiều bia rượu. Nếu người bệnh bị tăng acid uric máu trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới gout mạn tính với các biểu hiện sưng khớp, biến dạng khớp, xuất hiện các hạt tophi...

f:id:Duocphamtambinh:20201221140355j:plain

Tuy nhiên, một thói quen “tai hại” của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người lớn tuổi là chỉ đi khám khi triệu chứng bệnh đã trở nặng. Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng giai đoạn bệnh nhẹ mới chính là “thời điểm vàng” để chữa trị. Khi các biểu hiện bệnh trầm trọng hơn, thậm chí đã chuyển sang giai đoạn biến chứng việc điều trị sẽ khiến người bệnh tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng lại phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.

Trường hợp của ông Huỳnh Văn Phước (66 tuổi, ở Ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là một ví dụ. Ông kể: “Tôi bị sưng khớp hai bên cùi trỏ, đau tăng nặng hơn khi cử động, cơn đau dữ dội một hai hôm thì ngừng, cứ thế lặp đi lặp lại. Bị đau lâu ngày nhưng nghĩ là do lao động vất vả, do trái gió trở trời nên tôi không đi khám. Mãi đến khi khớp sưng to, đau không chịu được tôi mới đến bệnh viện. Lúc này bác sĩ chuẩn đoán bị gout với axit uric máu cao ở mức 590 micromol/lít.”

Sự chủ quan của người bệnh như ông Phước là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ. May mắn cho ông Phước là trường hợp của ông chưa quá nghiêm trọng. Điều quan trọng nhất trong điều trị gout là ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể như sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, khuỷu tay, mắt cá chân… người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Dùng thuốc không rõ nguồn gốc để giảm nhanh axit uric máu - “Tiền mất tật mang”

Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, được bán tràn lan trên thị trường. Trong đó có những loại thuốc được quảng cáo là có khả năng giảm axit uric máu một cách nhanh chóng. Hậu quả có thể gặp khi sử dụng các loại thuốc này là tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây suy thận, suy gan, sốc phản vệ, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu.

Anh Trần Ánh Dương (43 tuổi ở 77/21D, Khóm 4, Phường 3, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) là một trường hợp như thế. Ngay sau khi được chẩn đoán bị gout anh đã tự tìm mua thuốc trên mạng với mong muốn bệnh nhanh khỏi. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dùng cả thuốc uống và ngâm chân, anh bị chảy máu cam nhiều lần, các ngón chân càng bị sưng nóng và đau nặng hơn. Lúc này anh mới hoảng sợ và tới viện kiểm tra thì nồng độ axit uric máu đột ngột giảm mạnh. Bác sĩ yêu cầu phải ngưng sử dụng loại thuốc này ngay.

          Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng  quan niệm bệnh sẽ khỏi khi giảm nhanh nồng độ axit uric máu là sai lầm. Trên thực tế, axit uric sụt giảm đột ngột có thể làm nặng thêm cơn gout do lắng đọng các tinh thể urat không hòa tan bên trong các khớp và mô xung quanh. Tình trạng này khởi xướng viêm khớp do gout. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị chính xác và hạn chế tác dụng phụ, khi lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ phải là sản phẩm của các thương hiệu uy tín, được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp phép lưu hành. 

Lạm dụng thuốc hạ axit uric máu - “Lợi bất cập hại”

Lạm dụng thuốc hạ axit uric máu cũng gây tác hại không kém. Dù đã được bác sĩ chỉ định liều lượng sử dụng nhưng nhiều người vẫn uống nhiều hơn mức cho phép vì cho rằng làm như vậy sẽ sớm khỏi bệnh.

Trên thực tế, thuốc cần phải uống đúng liều. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến không như mong muốn, người bệnh cần tái khám để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá liều có thể gây độc tính, tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Theo bác sĩ Hằng, có nhiều cách an toàn để hỗ trợ giảm axit uric máu như: uống nhiều nước, giảm cân khi trọng lượng vượt quá mức cho phép, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, tránh căng thẳng…

Lời khuyên của TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng là người bệnh cần nhận diện và loại bỏ tất cả những quan niệm sai lầm trong điều trị gout kể trên để giảm thiểu tới mức thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, rèn luyện cơ thể hợp lý và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Nguồn:

Viêm khớp dạng thấp: Hiểu đúng bệnh – Trị đúng cách

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân bệnh là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được Ths. Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp trong bài viết dưới đây.

f:id:Duocphamtambinh:20201221123103j:plain

1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Sách Bệnh học nội khoa định nghĩa: “Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh viêm xảy ra ở nhiều khớp, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh có diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính hoặc biến dạng các khớp.”

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công. Hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhận diện và loại bỏ các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng lại tấn công nhầm vào các khớp xương, dẫn đến hệ quả là các khớp xương bị viêm nhiễm, sưng, đau và xơ cứng.

Một số yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch, làm khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

2.1. Yếu tố bệnh lý

– Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên mắc viêm khớp dạng thấp thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

– Hệ thống miễn dịch: Có đến 70% người mắc bệnh đều có hệ miễn dịch kém

– Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus gây bệnh như epstein- barr virus, pravo virus.

– Có tiền sử chấn thương ở tay chân như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng.

2.2. Yếu tố sinh

– Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần nam giới

– Người tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi

– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh

– Thừa cân, béo phì.

3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), bệnh nhân có thể được chẩn đoán là mắc viêm khớp dạng thấp khi có từ 4/7 triệu chứng sau (biểu hiện trong khoảng 6 tuần đầu của bệnh):

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
  • Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số các khớp sau: khớp ngón bàn tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp ngón chân.
  • Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay
  • Sưng khớp đối xứng
  • Có hạt dưới da
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính
  • Hình ảnh X quang điển hình chụp tại vị trí khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, mỗi giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn sớm: Viêm màng khớp dẫn tới sưng và đau tại các khớp.
  • Giai đoạn giữa: Có sự gia tăng tác động viêm, sụn khớp bắt đầu bị tổn thương và dẫn tới bào mòn sụn khớp.
  • Giai đoạn nặng: Sụn khớp bị xói mòn nhiều, đầu khớp xương không còn được bảo vệ mà lộ ra. Khi người bệnh vận động, các đầu khớp xương sẽ va vào nhau, gây đau đớn, sưng tấy, khó khăn vận động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ…
  • Giai đoạn cuối: Quá trình viêm giảm đi, hình thành các mô xơ và xương chùng, dẫn tới ngừng chức năng khớp

4. Biến chứng của Viêm khớp dạng thấp

Khiến người bệnh đi lại khó khăn, kém linh hoạt trong vận động như: mặc quần áo, cầm nắm đồ, đánh máy…

  • Phá hủy sụn khớp, dẫn tới biến dạng khớp, tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Thậm chí có thể tàn phế, mất khả năng lao động.
  • Gây tổn thương đến các cơ quan khác như: da, mắt, phổi, tim và mạch máu…

Như vậy, đây là bệnh có diễn biến khá phức tạp, hậu quả để lại nặng nề cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

5. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, các chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh, duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh.

f:id:Duocphamtambinh:20201221125247j:plain

5.1. Thuốc Tây

Thuốc Tây y cần được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh.

NSAID: Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và giảm viêm.

  • Một số biệt dược: ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve).
  • Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng dạ dày, vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.

Steroid: Thuốc làm giảm viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp.

  • Một số biệt dược: prednison.
  • Tác dụng phụ: loãng xương, tăng cân hoặc tiểu đường.

DMARDs: Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh, có tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, cứu các khớp và các mô khỏi tổn thương vĩnh viễn.

  • Một số biệt dược: methotrexate (Trexall, Otrexup,…), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
  • Tác dụng phụ: có thể gặp phải biến chứng tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.

Thuốc sinh học: Là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, còn được gọi là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T, đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, đã đạt được nhiều thành công với ca bệnh khó.

Thường khi kê các loại thuốc tây, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12… để giảm nhẹ tác dụng phụ (nếu có).

5.2. Phẫu thuật

Trường hợp thuốc tây không đáp ứng trong điều trị hoặc không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi:

Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Có thể thực hiện tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.

  • Phẫu thuật sửa chữa gân:

Theo thời gian, các viêm và tổn thương ở khớp có thể làm cho gân quanh khớp bị vỡ ra, cần được phẫu thuật.

  • Phẫu thuật chỉnh trục:

Giúp điều chỉnh khớp và giảm đau.

  • Thay toàn bộ khớp:

Là phương pháp loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên:

– Tập luyện, vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ

– Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng

– Sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ.

Rủi ro: Phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, hoặc có thể bị liệt hoàn toàn. Do đó, các bác sĩ rất hạn chế sử dụng phương án này. Việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp nặng, mất hết khả năng vận động và không còn phương án nào khác.

Hy vọng bài viết phía trên phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh, đừng ngần ngại chat ngay với chuyên gia để được tư vấn.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Nguồn:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nữ thầy thuốc hội tụ đủ “Tâm” và “Tầm”

Thầy thuốc ưu tú, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là nữ thầy thuốc tài ba, sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền. Với cái tâm trong nghề cũng vốn kiến thức uyên thâm, am hiểu tường tận các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp,… Bác sĩ Hằng được đông đảo người bệnh tin tưởng, yêu mến.

f:id:Duocphamtambinh:20201208152717j:plain

Một số thông tin về Ths.BS Nguyễn Thị Hằng

Để trở thành vị lương y giỏi, giúp hàng ngàn người Việt chữa khỏi bệnh của mình, ngay từ thuở đi học Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng đã nỗ lực hết mình trên con đường học tập để theo đuổi hành trình chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Tất cả những nỗ lực ấy cuối cùng cũng được ghi nhận bằng tấm bằng Thạc sỹ Chuyên ngành Y học Cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Hằng đã nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như: Trưởng khoa Nội bệnh viện Tuệ Tĩnh, Giảng viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh,…

Bác sĩ Hằng có khả năng ứng dụng tốt các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền để khám và điều trị các bệnh lý khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ việc chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn người, bác sĩ Hằng được đông đảo người bệnh yêu mến và biết đến.

Tác giả của nhiều bài viết về Y học

Bên cạnh việc khám chữa bệnh, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng còn là cố vấn chuyên môn, tác giả của nhiều bài viết hay về y học trên các website như Tambinh.vn, daitrangtambinh.vn, vienkhoptambinh.vn…

Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của mình, các bài viết của bác sĩ Hằng đã giúp người đọc có được cái nhìn chi tiết, tổng quan nhất về bệnh lý cũng như những vấn đề mà họ đang quan tâm. Một số bài viết tiêu biểu có thể kể đến:

Không những thế, nữ bác sĩ cũng thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu, có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp như:

  • Nghiên cứu tác dụng hạ men gan của bài thuốc 3T.
  • Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của bài thuốc NK trên bệnh nhân thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của thuốc TK1 trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc tiêu giao khôi bán trên bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Với những đóng góp của mình cho nền Y học Cổ truyền nước nhà, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen và các giải thưởng cao quý của Chính phủ và Bộ y tế.

Các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp nói riêng và các bệnh lý khác nói chung nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh. Liên hệ sớm với Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để nhận lời khuyên và phác đồ điều trị Y học cổ truyền hợp lý.

➡️ Xem nhiều bài viết của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng hơn tại:

Hệ Thống Thông Tin Y Khoa của Dược Phẩm Tâm Bình

Cập nhật thường xuyên, liên tục, đầy đủ thông tin về các bệnh lý: Tiêu hoá, Cơ xương khớp, Thần kinh toạ.

✪ Hệ Thống Mạng Xã Hội

✪ Hệ Thống Blogspot

✪ Hệ Thống Website

Giải pháp cho Viêm đại tràng từ “Nam dược trị Nam nhân”

Viêm đại tràng đang ngày một có xu hướng gia tăng và dễ chuyển biến nặng. Theo thống kê của Bộ y tế, tại Việt Nam số người mắc Viêm đại tràng mạn tính lên tới 4 triệu người – gấp 4 lần tỷ lệ mắc trung bình trên thế giới. Tuy vậy, với nguồn dược liệu dồi dào mà thiên niên ban tặng cho nước ta, nếu biết tận dụng hợp lý, đây sẽ là bí quyết giúp đẩy lùi nhiều bệnh, trong đó có Viêm đại tràng.

f:id:Duocphamtambinh:20210106164527j:plain

Nhiều vị thuốc quý là “khắc tinh” của viêm đại tràng

Đóng vai trò quan trọng trong đường ruột, đại tràng có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị viêm, dẫn đến đại tiện bất thường, đầy hơi, chướng bụng.

Từ xa xưa, trong dân gian đã có nhiều vị thuốc quý được ví như “thần dược”. Trong đó, có thể kể đến như: Bạch truật, Đảng sâm, Nhục đậu khấu, Trần bì,...

Bạch truật: chứa 1,4% tinh dầu và các chất hóa học tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Theo Đông y, cây có vị ngọt, tính ấm, giúp kháng viêm, chữa chướng bụng, đi ngoài, và làm giảm các cơn đau co thắt. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng giúp làm giảm chứng ợ chua, ăn không tiêu,…

Đảng sâm: Một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh mà dân gian vẫn thường dùng. Dịch chiết từ Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng, có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét dạ dày. Do đó, đối với người bị viêm đại tràng, sử dụng Đảng sâm mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt.

Ngoài bạch truật và đảng sâm, các vị thuốc như: Nhục đậu khấu, Trần bì, Sa nhân... cũng có tác dụng nhất định trong việc đẩy lùi viêm đại tràng, cầm tiêu chảy, chữa chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

Tận dụng những vị thuốc này sẽ giúp người Việt đẩy lùi Viêm đại tràng mà không cần mua những loại thuốc được nhập khẩu đắt đỏ.

.... Xem thêm đầy đủ thông tin tại báo đời sống pháp luật

 

>> Nguồn tham khảo: https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/y-te/tim-ra-cach-chua-viem-dai-trang-dieu-ky-dieu-tu-nam-duoc-tri-nam-nhan-a333270.html

-----------------

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

Liên kết MXH với Dược Phẩm Tâm Bình

 

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Ths.Bs giải đáp thắc mắc!

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút và ngăn chặn cơn gút cấp tái phát. Vậy ăn như thế nào cho đúng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì.

f:id:Duocphamtambinh:20201208164840j:plain

Mắc bệnh gút nên kiêng gì?

Người mắc bệnh gout nên kiêng các thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều nhân purin bao gồm:

- Thịt đỏ: Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê… rất giàu protein, không tốt cho bệnh nhân gút.

- Hải sản: Cá biển, tôm, sò, ốc… là những thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều purin nên người bệnh cần hạn chế ăn.

- Nội tạng động vật: Người mắc gút không nên ăn nhiều phủ tạng, nội tạng động vật như tim, gan, lòng, thận…

- Các loại trứng gia cầm, đặc biệt là trứng vịt lộn, cút lộn …

- Măng, nấm, giá đỗ: Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng axit uric máu trong cơ thể và tạo điều kiện cho con gout cấp tái phát.

➡️ Có thể bạn quan tâm: Sai lầm trong điều trị gout

Người mắc bệnh gút không nên uống gì?

- Không uống rượu, bia: Rượu làm suy giảm chức năng của gan thận, giảm bài tiết axit uric ở ống thận. Còn bia là nguồn cung cấp lượng purin lớn. Do đó, đây là 2 loại đồ uống mà người bệnh cần hạn chế.

- Không uống nước ngọt có gas.

Mắc bệnh gút nên ăn gì?

Người bị gút nên ăn những thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, rau củ quả… Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị gút.

- Rau cần: Rau cần có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt mà không chứa nhân purin nên rất tốt cho bệnh nhân gút. Người bệnh có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh để ăn hàng ngày.

- Súp lơ: Đây là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và chứa ít nhân purin nên thích hợp cho người có nồng độ axit uric trong máu cao hoặc mắc gút.

- Bí xanh: Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, chứa ít purin, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, giúp đào thải axit uric qua đường tiết niệu.

- Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt và hầu như không chứa nhân purin. Đây là thực phẩm lý tưởng dành cho người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric trong máu, bệnh gút…

- Cải xanh: Là loại rau kiềm tính, không chứa nhân purin, giúp giải nhiệt, thông lợi tràng vị, rất thích hợp cho người mắc gút.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái và nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài.

➡️ Nguồn đầy đủ: