Bs.NguyenThiHang - Chuyên gia Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tham gia cố vấn y khoa cho Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp tôi thỏa mãn đam mê, góp sức mình vào việc khám chữa bệnh...

Hệ Thống Thông Tin Y Khoa của Dược Phẩm Tâm Bình

Cập nhật thường xuyên, liên tục, đầy đủ thông tin về các bệnh lý: Tiêu hoá, Cơ xương khớp, Thần kinh toạ.

✪ Hệ Thống Mạng Xã Hội

✪ Hệ Thống Blogspot

✪ Hệ Thống Website

Giải pháp cho Viêm đại tràng từ “Nam dược trị Nam nhân”

Viêm đại tràng đang ngày một có xu hướng gia tăng và dễ chuyển biến nặng. Theo thống kê của Bộ y tế, tại Việt Nam số người mắc Viêm đại tràng mạn tính lên tới 4 triệu người – gấp 4 lần tỷ lệ mắc trung bình trên thế giới. Tuy vậy, với nguồn dược liệu dồi dào mà thiên niên ban tặng cho nước ta, nếu biết tận dụng hợp lý, đây sẽ là bí quyết giúp đẩy lùi nhiều bệnh, trong đó có Viêm đại tràng.

f:id:Duocphamtambinh:20210106164527j:plain

Nhiều vị thuốc quý là “khắc tinh” của viêm đại tràng

Đóng vai trò quan trọng trong đường ruột, đại tràng có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị viêm, dẫn đến đại tiện bất thường, đầy hơi, chướng bụng.

Từ xa xưa, trong dân gian đã có nhiều vị thuốc quý được ví như “thần dược”. Trong đó, có thể kể đến như: Bạch truật, Đảng sâm, Nhục đậu khấu, Trần bì,...

Bạch truật: chứa 1,4% tinh dầu và các chất hóa học tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Theo Đông y, cây có vị ngọt, tính ấm, giúp kháng viêm, chữa chướng bụng, đi ngoài, và làm giảm các cơn đau co thắt. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng giúp làm giảm chứng ợ chua, ăn không tiêu,…

Đảng sâm: Một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh mà dân gian vẫn thường dùng. Dịch chiết từ Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng, có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét dạ dày. Do đó, đối với người bị viêm đại tràng, sử dụng Đảng sâm mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt.

Ngoài bạch truật và đảng sâm, các vị thuốc như: Nhục đậu khấu, Trần bì, Sa nhân... cũng có tác dụng nhất định trong việc đẩy lùi viêm đại tràng, cầm tiêu chảy, chữa chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

Tận dụng những vị thuốc này sẽ giúp người Việt đẩy lùi Viêm đại tràng mà không cần mua những loại thuốc được nhập khẩu đắt đỏ.

.... Xem thêm đầy đủ thông tin tại báo đời sống pháp luật

 

>> Nguồn tham khảo: https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/y-te/tim-ra-cach-chua-viem-dai-trang-dieu-ky-dieu-tu-nam-duoc-tri-nam-nhan-a333270.html

-----------------

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

Liên kết MXH với Dược Phẩm Tâm Bình

 

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Ths.Bs giải đáp thắc mắc!

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút và ngăn chặn cơn gút cấp tái phát. Vậy ăn như thế nào cho đúng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì.

f:id:Duocphamtambinh:20201208164840j:plain

Mắc bệnh gút nên kiêng gì?

Người mắc bệnh gout nên kiêng các thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều nhân purin bao gồm:

- Thịt đỏ: Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê… rất giàu protein, không tốt cho bệnh nhân gút.

- Hải sản: Cá biển, tôm, sò, ốc… là những thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều purin nên người bệnh cần hạn chế ăn.

- Nội tạng động vật: Người mắc gút không nên ăn nhiều phủ tạng, nội tạng động vật như tim, gan, lòng, thận…

- Các loại trứng gia cầm, đặc biệt là trứng vịt lộn, cút lộn …

- Măng, nấm, giá đỗ: Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng axit uric máu trong cơ thể và tạo điều kiện cho con gout cấp tái phát.

➡️ Có thể bạn quan tâm: Sai lầm trong điều trị gout

Người mắc bệnh gút không nên uống gì?

- Không uống rượu, bia: Rượu làm suy giảm chức năng của gan thận, giảm bài tiết axit uric ở ống thận. Còn bia là nguồn cung cấp lượng purin lớn. Do đó, đây là 2 loại đồ uống mà người bệnh cần hạn chế.

- Không uống nước ngọt có gas.

Mắc bệnh gút nên ăn gì?

Người bị gút nên ăn những thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, rau củ quả… Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị gút.

- Rau cần: Rau cần có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt mà không chứa nhân purin nên rất tốt cho bệnh nhân gút. Người bệnh có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh để ăn hàng ngày.

- Súp lơ: Đây là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và chứa ít nhân purin nên thích hợp cho người có nồng độ axit uric trong máu cao hoặc mắc gút.

- Bí xanh: Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, chứa ít purin, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, giúp đào thải axit uric qua đường tiết niệu.

- Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt và hầu như không chứa nhân purin. Đây là thực phẩm lý tưởng dành cho người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric trong máu, bệnh gút…

- Cải xanh: Là loại rau kiềm tính, không chứa nhân purin, giúp giải nhiệt, thông lợi tràng vị, rất thích hợp cho người mắc gút.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái và nên kết hợp sử dụng sản phẩm Đông y hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài.

➡️ Nguồn đầy đủ: 

Khám phá [Top 10+] món ăn tốt nhất cho người bệnh gout

Dù trong hoàn cảnh ăn uống phải kiêng khem, người bệnh gout vẫn cần những món ăn ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ. Cùng tham khảo 15 món ăn dưới đây để làm phong phú thêm bữa ăn cho bản thân.

f:id:Duocphamtambinh:20201208190959j:plain

1. Ý nghĩa của việc lựa chọn món ăn cho người bệnh gout

Để giúp người bệnh gout có thể giảm bớt được các đau đớn của mình, từ đó chung sống hoà bình được với gout thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiêng khem quá mức lại dẫn đến tác dụng ngược: Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để chống chọi với bệnh tật, khiến sức đề kháng trở nên yếu đi, dễ mắc phải các bệnh lý khác.

Chính vì vậy, người bệnh khi lựa chọn các món ăn hàng ngày phải vừa đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn phải tránh các yếu tố gây hại làm bệnh tiến triển nặng hơn.

2. Top 15 món ăn tốt cho người bệnh gout

Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh gút mà blog Bác sĩ Hằng muốn gửi đến bạn đọc.

2.1. Canh cá rô đồng với rau cải xanh

Nguyên liệu cần có: cá rô đồng, rau cải xanh, gừng tươi, gia vị.

Thực hiện:

  • Cá rô sơ chế sạch, cho vào luộc với gừng, cá chín thì vớt ra, lọc lấy phần thịt rồi tẩm ướp gia vị.
  • Rau cải rửa sạch, thái nhỏ đun sôi với nước vừa đủ  rồi cho thịt cá vào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Múc ra bát để nguội bớt rồi thưởng thức.

2.2. Canh đậu phụ với rau kim châm

  • Đậu phụ đem thái lát.
  • Rau kim châm rửa sạch nhúng qua nước sôi.
  • Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi, thêm nước vừa ăn rồi đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn.

2.3. Canh đậu phụ với nấm rơm

Nguyên liệu: nấm rơm tươi, đậu phụ, tỏi, hành hoa, gừng, gia vị.

Thực hiện:

  • Nấm rơm đem thái hạt lựu.
  • Trần đậu phụ qua nước sôi rồi thái lát mỏng.
  • Đổ dầu vào chảo phi thơm tỏi, gừng băm rồi cho nấm rơm vào xào sơ, sau đó cho thêm nước.
  • Nước sôi thì thêm đậu phụ vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

2.4. Canh cải thảo, bí đao

Nguyên liệu: bí đao, cải thảo, cà rốt, gừng, hành.

Thực hiện:

  • Đem gọt vỏ bí đao, bỏ phần ruột thái thành lát vuông.
  • Cải thảo nhặt, rửa sạch thái đoạn khoảng 3cm.
  • Cà rốt thái nhỏ.
  • Phi hành xào sơ qua cà rốt, cho các nguyên liệu còn lại vào đảo cùng sau đó thêm nước sôi đun tầm 10 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

2.5. Canh cà chua với bí đao

  • Cà chua rửa sạch thái lát.
  • Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột thái lát mỏng.
  • Cho cả 2 vào nồi thêm vừa đủ nước nấu chín rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

➡️ Xem thêm 10 món ăn khác tại: https://tambinh.vn/goi-y-top-15-mon-an-cho-nguoi-benh-gout/

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Tham khảo thêm

Tại sao bị viêm đa khớp nên kiêng ăn hải sản?

Hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm đa khớp cần kiêng ăn hải sản để tránh cho bệnh tình chuyển biến xấu.
Tại sao bị viêm đa khớp nên kiêng ăn hải sản?
Hải sản là món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực phẩm này lại không tốt cho những người bị các bệnh về xương khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân là do hải sản rất giàu đạm, có thể kích thích các phản ứng viêm, gây đau, sưng khớp.
f:id:Duocphamtambinh:20201209163138j:plain
Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều hải sản sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng lên, làm lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau đớn do gút mang lại.
Do đó, hải sản là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm cho biểu hiện của bệnh càng nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ làm cho các cơn đau viêm đa khớp ngày càng xuất hiện nhiều, điều trị khó khăn hơn.
Viêm đa khớp nên kiêng gì?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học khiến bệnh tình ngày càng trở nặng. Do đó, người bị viêm đa khớp cần lưu ý tới một vài điều dưới đây.
▬ Tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho xương như: đồ ăn nhiều chất béo (các món chiên, xúc xích, lạp xưởng, thịt mỡ…). Hạn chế đồ nhiều muối như: dưa muối, đồ hộp… Loại bỏ hoàn toàn bia, rượu, nước ngọt có ga… ra khỏi thực đơn hằng ngày.
▬ Tuyệt đối không hút thuốc lá, vì chúng chứa nicotin gây mất canxi, kích thích phản ứng viêm, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

▬ Tập thể dục quá sức có thể gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống. Do đó, bạn có thể tập các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, yoga… để giảm sức nặng cho xương, giúp các cơ linh hoạt hơn.

▬ Không ngồi quá lâu trong một tư thế khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt.
▬ Từ bỏ thói quen xấu như: vặn mình, bẻ ngón tay, gối đầu cao, nằm co quắp… bởi chúng làm gia tăng áp lực lên các khớp xương, khiến bệnh ngày càng trở nặng.
Đặc biệt, người bị bệnh viêm đa khớp không nên để cơ thể nhiễm lạnh, sẽ tạo điều kiện cho tà khí xâm nhập khiến bệnh thêm trầm trọng. Do đó, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể nhất là khi trời trở lạnh.
Thực phẩm tốt cho người bị viêm đa khớp
Chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp với ăn uống lành mạnh hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm tốt cho người bị viêm đa khớp dưới đây.
▬ Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi thường chứa nhiều axit béo Omega-3, giúp giảm thiểu các triệu chứng đau, co cứng khớp. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong các loại cá này giúp cho xương thêm chắc khoẻ cùng nhiều lợi ích khác đối với cơ thể.

f:id:Duocphamtambinh:20201208191530j:plain

▬ Nước hầm xương ống, sụn chứa nhiều canxi, glucosamin và chondroitin, có tác dụng giúp xương, sụn chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa.
▬ Sữa và sản phẩm từ sữa được khuyên dùng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa chứa khá nhiều canxi, là thành phần cấu tạo và đảm bảo sự chắc khỏe của xương khớp. Vì vậy, việc uống sữa đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và có một cơ thể khỏe mạnh.
▬ Rau xanh và trái cây có nhiều dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Đồng thời, vitamin C, K trong rau quả giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kháng viêm, tốt cho người bị đau xương khớp.
▬ Các loại ngũ cốc có chứa hàm lượng chất khoáng và vitamin dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, oxy hóa diễn ra.
▬ Bơ đậu phộng: Vitamin B3 được tìm thấy trong bơ đậu phộng có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, cứng khớp ở những người mắc bệnh viêm đa khớp. 
▬ Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành rất giàu protein và chất xơ. Đây là thực phẩm lành mạnh tốt sức khỏe và những người bị viêm đa khớp nói riêng. Các loại protein có trong đậu nành được chứng minh là có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều cần thiết với người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này không thể điều trị bệnh tận gốc. Do vậy, các chuyên gia khuyến khích người bệnh chủ động bổ sung thêm các sản phẩm từ thiên nhiên tốt cho xương khớp. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Tâm Bình.
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, ngoài việc ăn uống khoa học, người bệnh hãy kết hợp với luyện tập chăm chỉ với những bài tập vận động nhẹ nhàng, hợp lý.
➡️ Nguồn tham khảo:

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

Đau khớp gối trái là bệnh gì? Bác sĩ giải đáp thắc mắc

Tình trạng đau gối trái có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Vậy đau khớp gối trái là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Đau nhức gối trái là bệnh gì?

f:id:Duocphamtambinh:20201210112738j:plain

Đau khớp gối trái thường gặp ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng, người làm nghề bốc vác... Nguyên nhân là do phần gối bên trái bị chấn thương, viêm hay tác động bởi ngoại lực. Người bệnh bị đau nhức, khó chịu tại vùng đầu gối và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối trái:

  • Xương khớp bị thoái hóa do tuổi già làm giảm lượng hoạt dịch ở sụn khớp, gây đau nhức đầu gối.
  • Do chấn thương hoặc tác động lực mạnh đột ngột làm giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân gây sưng, viêm ở đầu gối.
  • Đau khớp gối trái có thể do biểu hiện của những căn bệnh xương khớp như: viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút…
  • Tổn thương ở xương bánh chè như: viêm gân bánh chè, trật xương bánh chè, viêm bao hoạt dịch khiến khớp gối bị đau nhức, ảnh hưởng đến di chuyển.

Rõ ràng, các nguyên nhân dẫn tới đau khớp gối trái là khá đa dạng. Việc không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng chức năng vận động, thậm chí gây tàn phế. Do đó, khi có biểu hiện đau đầu gối, người bệnh nên tới cơ sở chuyên khoa xương khớp để thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng đau gối trái

Dấu hiệu đau khớp gối ban đầu không rõ ràng, khó phát hiện nên nhiều người nhầm tưởng với đau nhức bình thường và chủ quan trong việc điều trị. Do đó, nếu có một trong những triệu chứng sau, hãy lưu ý hơn tới đầu gối của mình:

  • Đau nhức ở gối kèm theo hiện tượng sưng đỏ, nhìn bên ngoài có thể thấy đầu gối ở chân trái to hơn chân phải.
  • Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
  • Đầu gối ban đầu chỉ đau nhẹ, sau đó mức độ tăng dần theo thời gian, nếu dùng tay ấn thấy đau dữ dội.
  • Cơn đau lan sang các vùng lân cận, thậm chí xuống tận gót chân và các ngón chân, hoặc đau lan lên đùi, khớp háng.
  • Khi co duỗi đầu gối nghe thấy tiếng rắc rắc, lục cục.
  • Cơn đau tăng khi đứng lên, ngồi xuống, đi lại, leo cầu thang, giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Hạn chế vận động: khi di chuyển có cảm giác đau nhức, vì thế người bệnh thường có xu hướng ngồi hoặc nằm yên. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị đau khớp gối trái ngay cả khi đang nghỉ ngơi hay nằm ngủ.

Điều trị đau gối trái hiệu quả

f:id:Duocphamtambinh:20200714160151p:plain

Điều trị đau khớp gối

Đau khớp gối trái tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng phức tạp nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể bị liệt suốt đời.

Điều trị đau khớp gối trái cần căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, các phương pháp thường được sử dụng như:

Đau khớp gối ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc Đông y. Các loại thuốc tây tác động vào triệu chứng của bệnh nên cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu, chóng mặt, viêm loét dạ dày, chức năng gan thận suy giảm…

Trong trường hợp đau khớp gối do đứt dây chằng, vỡ xương hoặc sụn… thì bệnh nhân được phẫu thuật để nối lại dây chằng, loại bỏ mảnh sụn vỡ ra khỏi khớp.

Theo Đông y, điều trị đau khớp gối từ nguyên nhân gây bệnh và chữa trị lâu dài. Bài thuốc thường được áp dụng là các bài thuốc uống, đắp ngoài, thuốc ngâm rượu.

Ưu điểm của phương pháp Đông y là giảm đau nhức, bổi bổ xương khớp một cách tự nhiên từ thảo dược nên không gây ra tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc. Tuy nhiên, những bài thuốc này thường tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì điều trị.

Tóm tắt

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi đau khớp gối trái là bệnh gì. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Thăm khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng và cần thiết để giúp bạn kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

f:id:Duocphamtambinh:20201110182159g:plain

➡️ Tham khảo thêm nguồn:

Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh lý phổ biến về đường ruột. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

f:id:Duocphamtambinh:20201210121514j:plain

Theo sống khỏe 247, hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, có nhiều yếu tố thúc đẩy như: chế độ ăn uống không đảm bảo, nhiễm khuẩn đường ruột, bất ổn tâm lý… Lúc này, người bệnh có biểu hiện đặc trưng như: đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,  phân không thành khuôn…

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

2.1 Đau bụng

Đây là triệu chứng phổ biến, đóng vai trò quyết định chính trong việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Thông thường, ruột và não làm việc cùng nhau để kiểm soát tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và tín hiệu của vi khuẩn sống trong ruột phát ra.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, những dấu hiệu này khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau, thường xảy ra ở bụng dưới.

2.2 Tiêu chảy

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính:

  1. IBS tiêu chảy chiếm ưu thế
  2. IBS táo bón chiếm ưu thế
  3. IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón
  4. IBS không tiêu chảy không táo bón

Trong đó, nhóm 1 chiếm khoảng 1/3 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu đã chỉ ra, những trường hợp IBS tiêu chảy chiếm ưu thế trung bình mỗi tuần đi tiêu 12 lần, gấp 2 lần so với người bình thường.

Ở bệnh nhân mắc viêm ruột kích thích, việc vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn. Điều này gây căng thẳng nghiêm trọng, khiến cho bệnh nhân lo lắng về việc tiêu chảy đột ngột.

2.3 Táo bón

Một sự thật bất ngờ là nhóm IBS táo bón chiếm ưu thế là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 50% số người mắc bệnh.

Sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân. Lúc này, ruột hấp thụ nhiều nước từ phân dẫn đến khó tiêu.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên dành nhiều thời gian tập thể dục, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm chứa chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.4 Táo bón và tiêu chảy luân phiên

Triệu chứng vừa tiêu chảy vừa táo bón chiếm khoảng 20% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Các dấu hiệu này liên quan tới chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.

f:id:Duocphamtambinh:20201210164119j:plain

Trường hợp này có xu hướng nghiêm trọng hơn những nhóm hội chứng ruột kích thích khác. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải theo dõi và điều trị sát sao hơn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2.5 Thay đổi nhu động ruột

Tình trạng phân di chuyển chậm trong ruột thường khiến cho chúng bị khô, cứng do ruột đã hấp thụ một phần nước làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón. Ngược lại, sự di chuyển nhanh của phân cũng khiến cho ruột ít hấp thụ nước dẫn đến tình trạng phân lỏng, gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Nếu bạn đi cầu ra máu, máu lẫn trong phân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác. Máu trong phân có thể mang màu đỏ hoặc đen. Khi đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

2.6 Đầy hơi

Hội chứng ruột kích thích dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột. Điều này khiến bạn bị chướng hơi, đầy bụng là chuyện đương nhiên.

Trong một nghiên cứu mới đây, 83% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích cho biết bản thân họ bị đầy hơi và đau bụng. Cả hai triệu chứng này đều phổ biến ở phụ nữ và nhóm IBS táo bón chiếm ưu thế hoặc IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón. Nếu bị đầy hơi do hội chứng ruột kích thích, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm chứa lactose để giảm hiện tượng khó chịu.

2.7 Mệt mỏi và khó ngủ

Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích đều cảm thấy mệt mỏi. Trong một nghiên cứu, khoảng 160 người trưởng thành được chẩn đoán IBS cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy đuối sức trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, bệnh hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ như: chứng mất ngủ, thức giấc thường xuyên, không tỉnh táo vào mỗi buổi sáng… Đặc biệt, các triệu chứng thêm trầm trọng nếu ngủ không đủ giấc.

Vậy, hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ biến chứng thành mạn tính, dẫn đến bệnh trĩ, sa trực tràng, ung thư đại tràng… Ngoài ra, người bệnh thường sống trong tâm lý rối loạn, luôn lo lắng, chán nản dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng.

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

f:id:Duocphamtambinh:20200714114611p:plain

Thực phẩm là nguyên nhân gây ruột kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện còn nhiều tranh cãi và chưa thật sự hiểu rõ cơ chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố sau có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh.

3.1 Rối loạn nhu động ống tiêu hóa

Tại các đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự co bóp này đều dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy, táo bón…

Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm. Trường hợp quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra, nếu bạn ăn vội vàng hoặc quá nhiều thức ăn cũng dẫn đến rối loạn nhu động ruột.

3.2 Tính nhạy cảm của ruột

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích.

Các chuyên gia cho rằng, những người bị hội chứng ruột kích thích có thể nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.

3.3 Do thực phẩm

Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với thức ăn ở mỗi người là khác nhau. Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.

Do đó, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tinh thần sảng khoải, giảm stress góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

3.4 Do yếu tố tâm lý

Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới dạ dày và có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Hầu hết những người mắc bệnh này đều thấy triệu chứng nặng hơn và tái diễn thường xuyên khi căng thẳng, áp lực. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, nếu mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm ruột… cũng có thể gây ra bệnh  ruột kích thích.

4. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Khi xuất hiện các triệu chứng ruột kích thích, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.1 Sử dụng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc: giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi, thuốc an thần…

  • Ở bệnh nhân bị táo bón: sử dụng thuốc chống táo bón kết hợp với bổ sung chất xơ làm mềm khối phân, giúp đi tiêu tốt hơn.
  • Đối với người đi ngoài lỏng sẽ điều trị bằng thuốc cầm tiêu chảy.
  • Trường hợp đau bụng thường xuyên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống co thắt đường ruột.

Các loại thuốc trên giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng: gan, thận, dạ dày... Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng tân dược và cần trao đổi với bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ để đổi thuốc phù hợp.

4.2 Áp dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Sử dụng các loại thảo dược lành tính là phương pháp chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều bệnh nhân thực hiện. Một số bài thuốc nam được áp dụng phổ biến như:

Cây lược vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng giàu chất kích thích sinh học, có tác dụng an thần, giảm đau, giảm co thắt, chữa lành các vết loét nhanh chóng.

Để điều trị hội chứng ruột kích thích, cách đơn giản là nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày 3 lần. Hoặc cắt nhỏ lá lược vàng cho vào bình thủy tinh, đổ 1 lít nước sôi hãm trong 12 tiếng. Uống nhiều lần trong ngày.

Hoa chuối

Theo India Times, hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có thể sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do axit. Thành phần chất xơ trong hoa chuối có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Người bệnh có thể áp dụng cách chữa hội chứng ruột kích thích, ăn không tiêu, đầy hơi theo hai cách:

  • Dùng hoa chuối, sắc lấy nước, để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng.
  • 10g hoa chuối, 30g gạo, nấu với 1 quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.

Củ riềng

Riềng có công dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng tỳ thổ, giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Cách 1: Chuẩn bị 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp với 6g gừng khô. Đem đun sôi kỹ lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

Cách 2: 20g riềng tươi, 20g lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày, thay cho nước lọc.

Tóm tắt

Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã nắm được thông tin về căn bệnh hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng Đại tràng Tâm Bình theo đúng hướng dẫn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

➡️ Tham khảo nguồn: